Cơ sở dữ liệu : Câu lệnh với cơ sở dữ liệu trong SQL

Người đăng: share-nhungdieuhay on Thứ Sáu, 7 tháng 3, 2014






1. Lệnh SELECT


SELECT là một lệnh hỏi dữ liệu cơ bản trong SQL. Có rất nhiều mệnh đề con tuỳ chọn trong câu lệnh SELECT, vì vậy chúng ta sẽ làm quen lần lượt từng bước một.

2. Cấu trúc SELECT – FROM – WHERE

Cấu trúc SELECT – FROM – WHERE là cấu trúc đơn giản nhất của SQL.
- Cú pháp:
SELECT <Danh sách các cột>
FROM <Danh sách bảng>
WHERE <Điều kiện>;
Trong đó:
+ <Danh sách các cột>: Là danh sách các cột hoặc biểu thức của các cột được đưa vào kết quả truy vấn
+ <Danh sách bảng>: Là danh sách các bảng mà từ đó các cột được lấy ra
+ <Điều kiện>: Là một biểu thức logic xác định các bản ghi thoả mãn điều kiện của câu lệnh.
- Ví dụ 1: Hiển thị họ đệm, tên của bảng sinh viên:
SELECT Hodem,Ten
FROM sinhvien;
- Ví dụ 2: Hiển thị họ đệm, tên, học lựccủa những sinh viên có học lực >=8 trong bảng sinh viên:
SELECT Hodem, Ten, HocLuc
FROM sinhvien
WHERE HocLuc>=8;

3. Truy vấn sử dụng các hàm MAX, MIN, AVG, SUM, COUNT

Hàm MAX

- Chức năng:
Cho giá trị lớn nhất trong cột
- Ví dụ:
Hiển thị học lực cao nhất trong danh sách sinhvien
SELECT Max(HocLuc) AS DiemCaoNhat
FROM sinhvien;
( AS để đặt tên cho cột Max(HocLuc))

Hàm MIN

- Chức năng:
Cho giá trị nhỏ nhất trong cột
- Ví dụ:
Hiển thị học lực nhỏ nhất trong danh sách sinhvien
SELECT Min(HocLuc) AS DiemThapNhat
FROM sinhvien;

Hàm AVG

- Chức năng: Cho giá trị tung bình cộng trong cột
- Ví dụ: Hiển thị học lực trung bình của cột học lực trong danh sách sinhvien
SELECT AVG(HocLuc) AS DiemTB
FROM sinhvien;

Hàm SUM

- Chức năng: Cho tổng giá trị trong cột
- Ví dụ: Hiển thị tổng học lực của cột học lực trong danh sách sinhvien
SELECT SUM(HocLuc) TongHL
FROM sinhvien;

Hàm COUNT

- Chức năng: Cho biết số phần tử ( hàng) trong cột
- Ví dụ: Đếm số bản ghi (hàng) của cột học lực trong danh sách sinhvien
SELECT COUNT(HocLuc) AS SoSinhVien
FROM sinhvien;

4. Truy vấn sử dụng các phép AND, OR, IN, BETWEEN, NOT, ALL

+ AND: Phép và logic
+ OR: Phép hoặc logic
+ IN: Là phần tử của…
+ BETWEEN: Là phần tử giứa các phần tử …
+ NOT: Phép phủ định
+ ALL: Là tất cả những phần tử …
- Ví dụ 1: Đưa ra danh sách những sinh viên có điểm >= 9 và có quê = “Hà Nội”
SELECT *
FROM sinhvien
WHERE (diem>=9) AND ( que = “Hà Nội’);
- Ví dụ 2: Đưa ra danh sách những sinh viên có quê = “Thái Bình” hoặc “Thái Nguyên”
SELECT *
FROM sinhvien
WHERE (que = “Thái Bình”) OR (que = “Thái Nguyên”);
- Ví dụ 3: Đưa ra danh sách những nhân viên có kết quả là 8,9,10
SELECT *
FROM sv_dtai
WHERE KetQua IN (8, 9, 10);
- Ví dụ 4: Đưa ra danh sách những sinh viên có kết quả nằm trong khoảng [8,10]
SELECT *
FROM sv_dtai
WHERE KetQua BETWEEN 8 and 10;
- Ví dụ 5: Đưa ra danh sách những sinh viên có quê không phải là “Hà Nội”
SELECT *
FROM sinhvien
WHERE que NOT(SELECT que
FROM sinhvien
WHERE (que = ”Hà Nội”));
- Ví dụ 6: Hiển thị tất cả kết quả của sinh viên
SELECT ALL KetQua
FROM sv_detai;

Truy vấn thay đổi tên cột, tên bảng và hiển thị các cột từ nhiều bảng khác nhau,

- Muốn hiển thị các cột từ nhiều bảng khác nhau thì trong câu lệnh SELECT chúng ta phải làm như sau:
SELECT < Danh sách Tên_bang.Tên_cột>
FROM <Danh sách Tên_bảng>
WHERE <Điều kiện nối bảng>;
- Có thể đặt tên các cột trong kết quả các truy vấn bằng cách đặt tên mới vào sau cột được chọn ngăn cách bởi từ khoá AS, tương tự ta có thể đặt tên mới cho các bảng
Ví dụ: Hiển thị danh sách sinh viên bao gồm họ đệm, tên, kết quả từ bảng sinhviên và bảng sv_dt:
SELECT sinhvien.HoDem AS Ho, sinhvien.Ten AS Ten, sv_dt.KetQua AS KQ
FROM sinhvien AS sv, sv_dt AS sd
WHERE (sv.MaSV = sd.MaSV);

5. Truy vấn sử dụng lượng từ DISTINCT/ ALL

* Để tránh tình trạng đưa ra các bộ (hàng/bản ghi) trùng lặp trong các kết quả truy vấn thì SQL có lượng từ DISTINCT.
Ví dụ: Hiển thị các mã đề tài được sinh viên đăng ký trong bảng đề tài
SELECT DISTINCT MaDT
FROM sinhvien;
* Để hiển thị tất cả các hàng (lấy cả các hàng có giá trị trùng nhau ) ta dùng lượng từ ALL
Ví dụ: Hiển thị tất cả các MaDT mà bảng sv_dtai có
SELECT ALL MaDT
FROM sv_dtai;`

Chú ý: Ngầm định (nếu không viết Distinct/All) thì máy hiểu là All

6. Truy vấn sử dụng mệnh đề GROUP BY

- Để hiển thị các bản ghi theo nhóm ta dùng mệnh đề GROUP BY
- Ví dụ: Hiển thị bảng đề tài theo nhóm mã đề tài
SELECT MaDT
FROM detai
GROUP BY MaDT;

7. Truy vấn có sử dụng mệnh đề HAVING

- Mệnh đề HAVING thường được sử dụng cùng mệnh đề GROUP BY. Sau HAVING là biểu thức điều kiện. Biểu thức điều kiện này không tác động vào toàn bảng được chỉ ra ở mệnh đề FROM mà chỉ tác động lần lượt từng nhóm các bản ghi đã chỉ ra tại mệnh đề GROUP BY.
- Ví dụ: Đếm xem có bao nhiêu đề tài đã được sinh viên đăng ký tham gia
SELECT MaDT
FROM detai
GROUP BY MaDT
HAVING COUNT(*);

8. Truy vấn có sử dụng mệnh đề ORDER BY

- Mệnh đề ORDER BY được dùng để sắp xếp dữ liệu trong bảng theo chiều tăng hoặc giảm (ASC hoặc DESC) của một cột nào đó.
- Mệnh đề ORDER BY nếu đứng sau GROUP BY thì miền tác động của sắp xếp là trong từng nhóm của cột được chỉ ra trong GROUP BY.
- Ví dụ: Sắp xếp bảng sinhvien theo chiều giảm dần của cột học lực
SELECT *
FROM sinhvien
ORDER BY hl DESC;

9. Truy vấn lồng nhau

- Trong lệnh SELECT có thể được lồng nhiều mức
- Ví dụ1: Hiển thị sinh viên có học lực cao nhất
SELECT *
FROM sinhvien
WHERE hl = (SELECT MAX (hl)
FROM sinhvien);
- Ví dụ 2: Hiển thị hođệm,tên của những sinh viên có kết quả >= 9 và có tên đề tài là Access
SELECT hodem,ten
FROM sinhvien
WHERE MaSV IN (SELECT MaSV
FROM sv_dtai
WHERE (kq >= 9) AND
( MaDT IN ( SELECT MaDT
FROM detai
WHERE tendt = “Access”)));


Nguồn: Sưu tầm

{ 0 nhận xét... read them below or add one }

Đăng nhận xét