Tạo file trình diễn trực tuyến với Prezentit

Người đăng: share-nhungdieuhay on Thứ Năm, 15 tháng 3, 2012

Để tạo một file trình diễn với Prezentit thật đơn giản, chỉ cần máy tính của bạn đang sử dụng một trình duyệt như Internet Explorer 7 hoặc FireFox, Camino... và một kết nối Internet.

Sau đó, tiến hành thực hiện việc tạo file trình chiếu trực tuyến với Prezentit theo trình tự sau:

Đăng ký tài khoản người dùng bằng cách bấm nút Signup . Gõ vào các khung nội dung: Tên người dùng, địa chỉ email, tạo và tái xác nhận mật khẩu. Nếu các thông số được chấp nhận, đánh dấu ô I agree with the terms of use . Bấm nút Create an account . Đăng ký thành công chuyển đến trang sau.

My Presentations . Muốn thông báo cho bạn bè, người thân biết về dịch vụ miễn phí này thì qua ô bên phải điền địa chỉ email của họ và bấm nút Invite .

Để tạo mới 1 file trình chiếu bấm nút New Presentation để chuyển qua cửa sổ làm việc chính.

+ Thẻ Insert : Bấm nút Images để nạp hình. Trong khung Insert bấm Upload để chuyển hình từ ổ đĩa cứng lên mạng. Hỗ trợ 4 định dạng hình là JPG; JPEG; GIF; PNG. Bấm vào khung và bấm nút Browse chỉ đến vị trí chứa hình trên ổ đĩa cứng của máy tính, mỗi file hình không được quá 1 MB. Lần lượt nạp các hình cần tạo file trình chiếu. Các hình được nạp lên sẽ lưu vào mục Library . Chúng ta cũng có thể dùng các hình ảnh trong Gallery của chương trình này.

+ Bấm nút Text rồi bấm kép chuột vào khung để gõ chú thích cho hình ảnh, có thể bấm chuột di chuyển khung chú thích đến vị trí thích hợp.

+ Tạo thêm các slide mới bằng cách bấm nút New slide biểu tượng là dấu cộng ở bên trái màn hình, khung trắng xuất hiện, bấm vào đó và xác lập các thông số như trình tự nói trên

+ Chọn cách trình chiếu bằng cách bấm nút Transition và lựa chọn cách thích hợp trong khung Slide Transitions , có thể bấm dấu mũi tên để xem trước, chọn thời gian hiển thị giữa hai hình kế tiếp nhau bằng cách kéo thanh Time để qua trái hoặc phải. Quy định xong lại bấm nút công cụ Transition để đóng cửa sổ này.

+ Ở góc phải dưới cùng là Abstract để tạo tên của Slideshow mới tạo. Muốn đưa thêm ghi chú vào thì dùng nút Notes .

+ Muốn xuất bản file trình chiếu bấm vào nút Publish ở góc phải trên cùng, Hộp Public xuất hiện với điều quan trọng là chúng ta có địa chỉ URL để biết file mới tạo nằm ở đâu trên website của Prezentit. Bấm nút OK .

+ Tạo xong Slideshow bấm nút Save and close ở góc trái trên cùng

+ Quay trở lại cửa số làm việc với thẻ Home chúng ta có 4 nút bên phải là: Show (xem cách trình chiếu trực tuyến); Edit (biên tập, chỉnh sửa); Download (tải file về máy tính); Delete (xóa bỏ nếu không muốn dùng).

Hoàn tất một tập tin trình diễn cho bài thuyết trình của bạn, dễ dàng, nhanh chóng và lại hoàn toàn miễn phí.

More about

Thật vậy không?

Người đăng: share-nhungdieuhay

Nhiều người thông thạo máy tính lại tin vào những điều không thật. Hãy cùng xem xét 12 điều đồn đại phổ biến về máy tính, hy vọng bạn sẽ có thêm đôi chút kinh nghiệm khi nghe những điều đồn đại sau này.

ĐIỀU 1 Nên phân vùng ổ đĩa cứng lớn hay dồn đĩa thường xuyên để đạt hiệu suất tốt nhất.

Đây là ý kiến có thể dẫn đến xung đột thật sự giữa các chuyên gia máy tính. Theo chuyên gia về công nghệ lưu trữ của Infoworld.com, việc dồn ổ đĩa cứng lớn giúp cải thiện hiệu suất trên máy tính chạy Windows, nhưng mức độ cải thiện phụ thuộc vào số lượng file bạn thay đổi hay xóa mỗi ngày.

Theo chuyên gia này, hệ điều hành Windows có một thói quen không được thông minh lắm đó là cố tận dụng từng đơn vị (cluster) lưu trữ trống, ngay cả khi nó nằm giữa vùng dữ liệu lớn trong khi còn nhiều vùng trống ở cuối ổ đĩa, do vậy các file tạo mới dễ bị phân rải rác nhiều nơi vì vậy cần thực hiện nhiều thao tác tìm kiếm để nối từng phần của file lại với nhau.

Tuy nhiên theo thử nghiệm của PC World, dùng các tiện ích dồn đĩa cũng không đem lại cải thiện hiệu suất đáng kể. Executive Software, công ty phát triển tiện ích dồn đĩa Diskeeper, cho rằng giải pháp này có thể cải thiện hiệu suất nếu có ít nhất 20% đĩa cứng trống. Tóm lại: kết quả đạt được có thể khác nhau.

Việc phân vùng đĩa cứng thành 2 hay 3 ổ luận lý không chắc giúp tăng tốc độ cho hệ thống của bạn, nhưng nó đem lại nhiều lợi ích khác. Chẳng hạn, nó cho phép bạn tạo hệ thống khởi động kép hay lưu riêng các file ít thay đổi (như các file hệ thống và chương trình) với các file thường thay đổi (như tài liệu và dữ liệu đệm khi duyệt web), nhờ vậy làm giảm việc phân mảnh và giúp việc sao lưu hệ thống dễ dàng hơn hay cho phép thay thế HĐH mà không đụng đến dữ liệu.

ĐIỀU 2 MPAA và RIAA có thể giám sát mạng ngang hàng.

Điều này nghe có vẻ rất hợp lý. "Nếu tải về phim, chương trình truyền hình, nhạc hay video game dùng mạng ngang hàng, các file mà bạn tải về có thể bị lần theo qua địa chỉ IP của bạn", theo người phát ngôn của Motion Pictures Association of America (MPAA).

Nhưng BayTSP, công ty chuyên theo dõi các mạng ngang hàng chia sẻ file như BitTorrent và eDonkey, hơi mập mờ trong tuyên bố của mình. Khi thực hiện giám sát các mạng trên cho các khách hàng khác nhau, BayTSP có thể ghi nhận địa chỉ IP của người trao đổi file, ngày và giờ tải về, tên file và thông tin về nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) của cá nhân đó, nhưng chỉ với các trường hợp tải file lớn.

Theo người phát ngôn của BayTSP, nếu file đủ lớn – như một bộ phim hay phần mềm ứng dụng (chứ không phải chỉ là bản nhạc) – thì nhiều khả năng BayTSP sẽ nhận diện được cá nhân trước khi họ tải hoàn tất toàn bộ file. Tuy vậy, công ty này "chưa bao giờ tuyên bố giám sát mọi người".

Việc liên hệ một địa chỉ IP với một tên thực hay địa chỉ vật lý cũng không chắc được. Thông thường, ngành công nghiệp ghi âm và phim ảnh phải nhờ đến các ISP để nhận diện người dùng dựa trên địa chỉ IP – nhưng không phải tất cả đều được thỏa mãn.

Những người sở hữu bản quyền còn phải đối mặt với những thách thức khác. Chuyên gia kỹ thuật của Electronic Frontier Foundation cho rằng việc dùng các mạng IP vô danh, proxy ẩn danh (các website hay server cho phép người ta dấu địa chỉ IP trong khi duyệt web), hay kết nối Wi-Fi có thể làm cho việc lần theo dấu vết một người nào đó khó khăn hơn. Tuy vậy, các ISP vẫn có thể giám sát người dùng có địa chỉ IP nhất định tại thời điểm cụ thể nào đó, và nếu được yêu cầu họ có thể ghi nhận thông tin vi phạm bản quyền và người tải về có thể bị tóm.

ĐIỀU 3 Máy in sẽ không được bảo hành nếu dùng mực của hãng khác.

Điều này được đồn đại rất nhiều, với bất kỳ loại mực nào. Theo các hãng lớn sản xuất máy in (và mực in) như Canon, Epson và Lexmark thì việc dùng ống mực của hãng khác hay mực nạp không tự động huỷ bảo hành phần cứng. Trừ khi chính mực in gây ra sự cố cho máy in.

ĐIỀU 4 Dùng thẻ nhớ tốc độ cao máy ảnh số sẽ chụp ảnh nhanh hơn.

Dùng thẻ nhớ tốc độ cao cho phép máy ảnh của bạn lưu file nhanh hơn, nhưng không hẳn bạn có thể chụp ảnh nhanh hơn. Khi bạn chụp một tấm ảnh, máy ảnh phải thu nhận và xử lý hình ảnh, sau đó mới lưu vào thẻ nhớ; thẻ nhớ nhanh hơn chỉ cải thiện phần cuối của quá trình – phần lưu file vào thẻ.

Nếu dùng một máy ảnh nhanh với thẻ nhớ chậm, bạn có thể để ý thấy độ chậm ở phần thẻ nhớ. Nhưng dùng một thẻ nhớ nhanh với máy ảnh chậm thì giống như đặt bánh xe đua vào chiếc xe thường. "Sự khác biệt có thể đáng kể với các máy ảnh SLR nhưng sẽ không đáng kể trong nhiều máy ảnh loại ngắm-chụp", theo đại diện của nhà sản xuất thẻ nhớ SanDisk.

ĐIỀU 5 Đừng xem một kênh quá lâu vì sẽ làm "cháy" màn hình TV plasma.

Việc cháy màn hình plasma không phải điều đơm đặt, nhưng nói chung không cần phải lo. Theo site CrutchfieldAdvisor.com chuyên đánh giá về âm thanh và video, các màn hình plasma và CRT có thể bị cháy khi "hình ảnh tĩnh như video game, bảng giá chứng khoán hay biểu tượng nhà đài đứng yên trên màn hình một thời gian dài. Qua thời gian, các hình này có thể khắc vào màn phospho, để lại dấu mờ vĩnh viễn trên màn hình". Chuyên gia của Crutchfield cho rằng việc này hiếm khi xảy ra vì hình ảnh trên TV được thay đổi hay "làm tươi" trong các chương trình và khi bạn thay đổi kênh.

Tuy nhiên đây có thể là vấn đề cho các game thủ chơi cùng một nhân vật hàng giờ liền, theo một chuyên gia của Best Buy.

Các model màn hình plasma mới đã có những cải tiến đáng kể và ít bị cháy.

ĐIỀU 6 Google tìm thấy mọi thứ và một khi nó có thông tin của bạn thì không cách gì gỡ bỏ.

Có vẻ như cánh tay vô hình của Google chạm đến mọi ngóc ngách, nhưng không hẳn vậy. Google sẽ tìm thấy thông tin trên web chỉ khi có một site nào đó "chỉ" (liên kết) đến trang có chứa nó, theo chủ biên của website Search Engine Land.

Nếu bạn không muốn thông tin được tìm thấy thì đừng đặt nó trên web, hay bảo vệ nó bằng mật khẩu (Google không tìm kiếm với mật khẩu).

Bạn có thể ngăn công cụ tìm kiếm của Google lập chỉ mục website của mình hay buộc nó gỡ bỏ các trang mà nó đã tìm thấy bằng cách làm theo những hướng dẫn tại Google Webmaster Central (find.pcworld.com/57401). Tuy nhiên, nếu website của bạn đã được "quét" thì các trang thông tin sẽ không xoá khỏi kho dữ liệu lưu tạm của Google ngay lập tức.

Vấn đề khó khăn hơn là làm cách nào gỡ bỏ thông tin cá nhân khỏi Google nếu nó lưu trên một site không thuộc quyền kiểm soát của bạn. Bạn có thể thử yêu cầu chủ site gỡ bỏ trang thông tin đó hay ngăn Google "quét" nó. Nếu người chủ từ chối, và site đó chứa thông tin nhạy cảm như số chứng minh thư của bạn hay tài liệu có bản quyền thuộc về bạn, bạn có thể yêu cầu Google xóa nó khỏi chỉ mục. Còn không, bạn có thể nhờ đến các dịch vụ như Reputation-Defender.com để xoá trang thông tin với phí 30USD, tuy nhiên kết quả không được bảo đảm.

ĐIỀU 7 Nhập địa chỉ URL, bạn sẽ an toàn với phishing.

Cách chắc chắn nhất để thông tin cá nhân của bạn bị sử dụng bất hợp pháp là nhấn lên một liên kết trong email giả mạo (phishing) và ngây thơ cung cấp thông tin theo yêu cầu. Nhưng việc gõ địa chỉ www.nganhangcuaban.com vào trình duyệt cũng không đảm bảo tránh được những kẻ lừa đảo.

Bạn còn phải đối mặt với ít nhất 2 mối nguy hiểm rình rập. Thứ nhất là kiểu tấn công "pharming" hay "thao túng tên miền", can thiệp URL hợp pháp trên đường truyền và chuyển hướng đến site giả mạo. Đã có một số cuộc tấn công pharming nhắm vào các máy chủ tên miền (có một cuộc hồi tháng 2 nhằm vào các site của ít nhất 50 tổ chức tài chính). Cách phòng vệ duy nhất chống lại pharming là truy cập trực tiếp URL của trang đăng nhập có bảo mật (bắt đầu với https:, thường được các site ngân hàng sử dụng).

Thứ hai, một số malware có thể đạt được hiệu ứng như pharming bằng cách viết lại file Hosts hay chiếm quyền điều khiển trình duyệt trên máy tính của bạn. Tuy nhiên, nếu hệ thống của bạn được vá kịp thời, firewall của bạn có hoạt động và các trình chống spyware và virus được cập nhật, bạn sẽ giảm được rủi ro. Các chương trình như Spybot Search & Destroy miễn phí (find.pcworld.com/5739) và WinPatrol (find.pcworld.com/57400) cũng có thể giúp bảo vệ file Hosts của bạn.

ĐIỀU 8 Truy cập băng rộng 3G 'không giới hạn'

Khi ISP quảng cáo gói dịch vụ dữ liệu tốc độ cao không giới hạn, thì hiếm khi băng thông được "thoải mái".

Ví dụ gói dịch vụ băng rộng "không giới hạn" gần đây của Verizon Wireless. Mặc dù các thuê bao EVDO có thể duyệt web, gửi và nhận email nhưng Verizon không cho phép tải file, sử dụng webcam hay dùng các dịch vụ VoIP. Công ty này còn lẳng lặng áp mức ngưỡng 5GB cho mỗi tài khoản, nếu phát hiện một thuê bao gửi hay nhận hơn dung lượng tối đa qui định hàng tháng thì sẽ "đóng" tài khoản. Sau nhiều tháng từ chối, công ty này đã lặng lẽ bổ sung thông tin về mức ngưỡng trên vào thỏa thuận dịch vụ và ngưng quảng cáo gói dịch vụ băng rộng là "không giới hạn".

Các gói EVDO không giới hạn của Sprint không đặt hạn chế cụ thể nào trên lưu lượng dữ liệu hay hình thức sử dụng. Nhưng Sprint "có quyền giới hạn hay tạm ngừng bất kỳ việc sử dụng dữ liệu nào liên tục và quá lớn gây ảnh hưởng bất lợi đến hiệu suất làm việc của mạng hay cản trở việc truy cập mạng". Chưa nghe có ai phàn nàn bị Sprint "cắt" mạng.

ĐIỀU 9 Bạn được bảo vệ khi mua hàng trên eBay.

Site đấu giá lớn nhất thế giới và bộ phận PayPal của nó cung cấp cho người dùng nhiều công cụ chống lại những tay bịp và chống lại sự cả tin của chính mình. Nhưng việc bảo vệ này không đảm bảo 100%.

Khi dùng PayPal để mua một món hàng trên eBay.com, người mua tự động có 200USD bảo đảm cho giao dịch, theo người phát ngôn của eBay. Nếu người bán có chứng nhận PayPal, người mua được bảo đảm đến 2000USD.

Nhưng nếu bạn trả tiền bằng hình thức khác, tất cả đảm bảo đều không còn. Các hình thức bảo vệ của site này cũng không áp dụng cho các món hàng phi vật chất, như các tập tin hay phần mềm. Và nếu hiểu nhầm mô tả món hàng thì bạn đành chịu rủi.

Ví dụ, Greg nghĩ mình mua hời được bộ Xbox với giá 300USD. Nếu nhận phải Xbox bị nứt, Greg sẽ được đền. Nhưng cái mà anh mua được lại là một tập tin Word liệt kê các điểm bán Xbox giảm giá. Vì món hàng là dạng phi vật chất và được miêu tả chính xác (tuy mục đấu giá hiển thị ảnh Xbox gây hiểu lầm) nên việc bảo vệ của PayPal không áp dụng.

ĐIỀU 10 Máy Mac miễn nhiễm malware.

Gần đây, những người hết lòng tin vào sự an toàn của máy Mac nhận thấy niềm tin của mình bị lung lay nghiêm trọng, khi chuyên gia bảo mật Dino Dai Zovi rinh về nhà giải thưởng 10.000USD cho việc chiếm quyền điều khiển một máy tính MacBook Pro chạy HĐH Mac OS 10.4. Dai Zovi mất chưa đến 10 tiếng để phát hiện lỗ hổng trong phần mềm Apple QuickTime và lập một trang web khai thác nó. (Các phiên bản QuickTime chạy trên Windows cũng có lỗ hổng). Trong một cuộc phỏng vấn sau đó với Computerworld, Dai Zovi tuyên bố HĐH Mac kém an toàn hơn Windows Vista (hẳn Bill Gates hài lòng còn Steve Jobs thì tím ruột).

Điều này không có nghĩa chỉ có một kẽ hở làm khổ các máy tính Macintosh. Hồi tháng giêng, chuyên gia bảo mật Kevin Finisterre và một hacker có bí danh là LMH đã hoàn thành dự án Month of Apple Bugs (tháng lỗi Apple), đưa ra một điểm yếu bảo mật ảnh hưởng đến nhiều mặt của máy Mac. Trong tháng 2, sâu Mac OS 10 đầu tiên đã được nhận diện. Dù các chuyên gia cho rằng nó tương đối vô hại, nhưng sâu OSX/Leap-A đã phát tán thông qua ứng dụng iChat của Apple bằng cách tự gửi chuyển tiếp theo danh sách bạn hữu của người dùng.

Nhưng nói chung, người dùng Mac có vẻ như ít gặp virus hay lỗ hổng hơn người dùng Windows, chỉ bởi vì malware Windows có số lượng lớn hơn rất nhiều.

ĐIỀU 11 Bạn sẽ biết ngay khi có ai đó chiếm quyền điều khiển máy tính của mình và biến nó thành zombie.

Không hẳn vậy, theo chuyên gia của MyNetWatch-man.com, công ty chuyên theo dõi các mạng bot. Ví dụ, nếu hacker biến máy tính của bạn thành trạm phát tán spam, khay hệ thống có thể cảnh báo máy tính của bạn đang gửi đi hàng trăm email - nhưng chỉ khi máy có cài phần mềm bảo mật quét kiểm tra email gửi đi. Malware thường vô hiệu phần mềm chống virus, firewall hay dịch vụ Windows Update để nó có thể hoạt động tự do trên máy tính của bạn.

Thực tế, nhiều người dùng không hề biết gì cho đến khi ISP thông báo phát hiện trạm phát tán (bot) từ địa chỉ IP của họ, hay địa chỉ email của họ bắt đầu bị từ chối do bị liệt vào danh sách spam.

Vậy làm sao phát hiện khi máy tính bị thôn tính? Nếu máy tính đột nhiên trở nên chậm chạp hay mất nhiều thời gian để khởi động hay shutdown, nó có thể đã bị lây nhiễm (nhưng cũng có thể những hiện tượng này do nhiều nguyên nhân khác không liên quan đến malware). Trong hầu hết trường hợp, nguyên nhân là do người dùng đã cho phép phần mềm xấu (như các file tải về từ mạng ngang hàng) thực thi trên hệ thống của họ. "Người dùng hoặc là phải tinh tường hoặc là phải tránh xa net".

ĐIỀU 12 Máy in phun dùng ống mực màu tích hợp sử dụng tốn kém hơn máy in dùng các ống mực riêng.

Đây là một trong số ít điều đồn đại có vẻ chí lý. "Với ống mực màu tích hợp, mực vàng có thể hết và bạn sẽ cần thay luôn các ống mực còn lại nếu muốn in với màu vàng", theo người đại diện của Epson. Các ống mực rời sử dụng được tối đa hóa và giảm chi phí cho người dùng. Điều này cũng được Hard Copy Supplies Journal đồng ý.

Nếu máy in của bạn dùng các ống mực rời, cũng nên biết cách sử dụng tối đa từng ống mực, xem hướng dẫn tại find.pcworld.com/57405

More about

Kiểm tra tính tương thích của các thiết bị WiMAX

Người đăng: share-nhungdieuhay on Thứ Tư, 14 tháng 3, 2012

(LĐ) - Ngày 27.9, các tập đoàn: Intel, Nokia và Nokia Siemens Networks đã công bố tiến hành kiểm tra khả năng hoạt động tương thích trên tất cả các thiết bị silicon WiMAX sắp được ra mắt của Intel dành cho máy tính xách tay và các thiết bị Internet di động, thiết bị WiMAX của Nokia và các thiết bị cơ sở hạ tầng WiMAX  của Nokia Siemens Networks.

Ba tập đoàn nói trên đã bắt đầu kiểm tra các thiết bị của mình với hàng chục các sản phẩm từ các nhà cung cấp thiết bị khác về khả năng hoạt động tương thích và khả năng phù hợp với các tiêu chuẩn của ngành công nghiệp. Việc kiểm tra sớm khả năng hoạt động tương thích giữa nhiều đối tác trong ngành công nghiệp sẽ giúp giảm thời gian cho từng thiết bị để vượt qua các yêu cầu kỹ thuật mà Diễn đàn WiMAX  đã đưa ra, nhờ vậy đẩy nhanh tiến độ đưa sản phẩm vào thị trường.

Intel và Nokia sẽ tiếp tục những nỗ lực này cùng với 500 thành viên khác của diễn đàn nhằm đưa ra các đặc tả kỹ thuật đầu cuối về khả năng hoạt động tương thích toàn cầu của các thiết bị và cơ sở hạ tầng WiMAX. Các thiết bị WiMAX  đã được kiểm tra về khả năng tương thích với nhau sẽ giúp khách hàng dễ dàng hơn khi chuyển vùng từ hệ thống mạng này sang hệ thống mạng khác với các thiết bị Internet của mình.

Nokia còn cho biết sẽ sử dụng sản phẩm silicon WiMAX  của Intel, có tên mã là "Baxter Peak" được thiết kế đặc biệt dành cho các thiết bị điện tử tiêu dùng và Internet di động, trong dòng điện thoại Nokia Nseries Internet Tablet sắp được ra mắt của mình. Dòng sản phẩm này được phát triển trên hệ điều hành nguồn mở Linux, sẽ gồm những thiết bị Internet mở hỗ trợ WiMAX  đầu tiên dự kiến sẽ xuất xưởng trong năm 2008.

More about

Thủ thuật với file .PST trong Outlook

Người đăng: share-nhungdieuhay on Thứ Hai, 12 tháng 3, 2012

Bài này sẽ mô tả cho các bạn cách sao lưu dữ liệu đã được tạo trong Microsoft Office Outlook 2007, trong Microsoft Office Outlook 2003, và cả Microsoft Outlook 2002. Dữ liệu được mô tả trong bài này bao gồm các thư tín đã nhận, danh sách địa chỉ email liên hệ, các lịch hẹn, nhiệm vụ, ghi nhớ và cả sổ nhật ký.

Microsoft Outlook lưu trữ các thư tín, danh sách địa chỉ, lịch hẹn, các nhiệm vụ, ghi nhớ và sổ nhật ký trong các thư mục Messaging Application Programming Interface (MAPI). Thư mục MAPI có thê được lưu trữ tại một trong 2 vị trí sau:

  • Trong một tập các thư mục cá nhân (file .pst) nằm trên ổ cứng của bạn
  • Trong một mailbox được đặt trên máy chủ nếu bạn sử dụng Outlook cùng vời Microsoft Exchange Server.

Nếu bạn sao lưu dữ liệu đã được tạo này, bạn có thể làm chủ được khi có các tình huống xảy ra như sau:

  • Khôi phục lại được dữ liệu đã mất hoặc bị hủy do ổ cứng lỗi.
  • Khôi phục lại dữ liệu đã bị mất do các sự việc không mong muốn xảy ra.
  • Di chuyển và chuyển dữ liệu sang một ổ cứng mới, ổ đó có thể đặt bên trong cùng với máy tính đó hoặc trên máy tính khác.
  • Di chuyển và chuyển dữ liệu từ ổ cứng ban đầu sang một ổ cứng khác đặt trong máy tính khác.

Tạo một bản sao cho file .pst

Nếu bạn không sử dụng Outlook cùng với Microsoft Exchange Server, Outlook sẽ lưu trữ tất cả dữ liệu của nó trong một file .pst. Nếu bạn muốn sao lưu hoặc export một thư mục cụ thể (ví dụ như Contacts hay Calendar) hãy đọc phần " Export file dữ liệu .pst "

Sử dụng các bước sau để tạo một bản sao file .pst:

1. Đóng tất cả các chương trình nhận mail trên máy như Outlook, Microsoft Exchange, hay Microsoft Windows Messaging.

2. Kích vào Start , chọn Settings , và sau đó chọn Control Panel .

3. Kích đúp vào biểu tượng Mail .

4. Kích vào nút Show Profiles .

5. Kích vào profile thích hợp, sau đó chọn Properties .

6. Kích vào nút Data Files .

7. Kích vào phần Personal Folders Service mà bạn cần sao lưu. Mặc định, dịch vụ này được gọi là Personal Folders. Tuy nhiên, tên nó có thể khác đi tùy với từng người dùng khi đặt.

Lưu ý Bạn có thể có nhiều hơn một Personal Folders servicetrong profile. Trong trường hợp như vậy, bạn phải sao lưu thành từng file .pst riêng biệt.

Nếu không có bất kỳ một Personal Folders service nào trong profile và bạn có thể lưu trữ thông tin như các thư tín, địa chỉ liên lạc hay lịch hẹn trong Outlook, thông tin thường được lưu trữ trong một mailbox của Exchange Server. Trong trường hợp này, bạn hãy xem phần " Dữ liệu trong Microsoft Exchange Server ".

8. Kích vào Settings , ghi nhớ lại đường dẫn và tên file được liệt kê trong đó.

Lưu ý File .pst có chứa tất cả dữ liệu được lưu trữ trong các thư mục MAPI của Outlook. Nếu file này quá lớn đối với một thiết bị lưu trữ bạn hãy sử dụng thiết bị lớn hơn hoặc ghi ra đĩa CD. Bạn có thể giảm bớt kích thước của file .pst khi kích vào nút Compact Now .

9. Đóng lại tất cả các cửa sổ Properties .

10. Tạo một bản sao của file mà bạn đã ghi nhớ lại thông qua đường dẫn và tên file trong bước 8.

Bạn có thể khôi phục một file .pst từ thiết bị ngoài như ổ đĩa mềm, ổ đĩa di động, CD-ROM hay bất kỳ thiết bị lưu trữ nào. Để thực hiện việc này, chỉ cần copy một bản sao của file đã được bạn backup từ thiết bị lưu trữ và paste vào ổ cứng trên máy tại đúng vị trí mà bạn đã sao lưu ra.

Khi thực hiện việc này, hãy đảm bảo rằng thuộc tính Read-Only đã được bỏ. Nếu thuộc tính này vẫn được chọn, bạn có thể sẽ nhận phải thông báo lỗi sau:

The specified device, file, or path could not be accessed. It may have been deleted, it may be in use, you may be experiencing network problems, or you may not have sufficient permission to access it. Close any application using this file and try again.

( Thiết bị, file hay đường dẫn này không thể truy cập được. Nó có thể đã bị xóa, hay đang được sử dụng, bạn có thể gặp phải vấn đề về mạng hay chưa đủ thẩm quyền để truy cập vào nó. Hãy đóng bất kỳ ứng dụng nào đang sử dụng file này và thử lại. )

Export file dữ liệu .pst

Thực hiện theo các bước sau để export một thư mục riêng lẻ:

1. Trên menu File , kích vào Import And Export . Nếu biểu tượng trên menu không có, hãy đưa chuột vào biểu tượng mũi tên xuống ở dưới cùng của menu, sau đó kích Import and Export .

2. Kích Export To File và sau đó kích Next .

3. Kích Personal Folder File (.pst) và kích Next .

4. Chọn thư mục bạn muốn export thành file .pst, sau đó kích Next .

5. Kích vào nút Browse và chọn vị trí muốn lưu file .pst.

6. Trong hộp File Name , nhập vào tên của file .pst sau đó kích Next .

7. Kích Finish .

Import dữ liệu file .pst vào Outlook

Sử dụng các bước sau để import một file .pst vào Outlook:

1. Trên menu File , kích vào Import And Export . Nếu biểu tượng trên menu không có, hãy đưa chuột vào biểu tượng mũi tên xuống ở dưới cùng của menu, sau đó kích Import and Export .

2. Kích vào Import from another program or file. và kích Next

3. Kích vào Personal Folder File (.pst) , và sau đó kích Next .

4. Nhập vào đường dẫn và tên của file .pst mà bạn muốn import, sau đó kích Next .

5. Chọn thư mục mà bạn muốn import, hoặc chọn cấp trên cùng để import mọi thứ và sau đó kích Finish .

Chuyển dữ liệu Outlook từ máy tính này sang máy tính khác

Bạn không thể chia sẻ hay đồng bộ hóa các file .pst. Tuy nhiên, lại có thể sử dụng các bước trong phần " Import dữ liệu file vào Outlook " để sao chép dữ liệu từ một file .pst. Bạn có thể sử dụng một ổ CD hay DVD-ROM, thiế bị lưu trữ di động hay sao chép các file từ hệ thống thông qua mạng LAN/WAN để sử dụng cho một máy tính khác. Hãy nhớ thực hiện đúng các thủ tục sau khi làm việc với các file .pst:

- Khi sao chép các file .pst từ CD hay DVD-ROM, hãy xác định rằng thuộc tính Read-Only trên file này không được thiết lập. Để đảm bảo điều này, kích chuột phải vào file .pst mà bạn muốn sao chép từ các thiết bị, kích Properties . Hãy chắc chắn hộp Read-Only không được chọn.

- Kết nối tới các file .pst thông qua liên kết LAN/WAN không được hỗ trợ và các vấn đề kết nối có thể khiến liên kết gặp lỗi.

Nếu bạn cần tạo một file .pst thứ cấp để lưu trữ dữ liệu cho việc chuyển tải giữa hai máy tính khác nhau hoặc cho mục đích sao lưu, thực hiện theo các bước sau:

1. Trên menu File , chọn New và kích vào Outlook Data File .

2. Nhập vào một tên cho file .pst mới sau đó kích OK .

3. Nhập tên hiển thị cho file Personal Folders , sau đó kích OK

4. Thoát khỏi Outlook.

Nếu bạn muốn sao chép một file .pst trong Outlook, thực hiện theo các bước sau:

1. Trong Outlook, kích chuột phải vào thư mục muốn sao chép và kích Copy "tên thư mục" . Ví dụ bạn muốn sao chép Calendar, kích chuột phải vào thư mục Calendar và chọn Copy "Calendar" .

2. Trong hộp thoại Copy Folder , kích vào thư mục muốn sao chép tới và sau đó chọn OK .

3. Bạn có thể lặp lại các bước trên nếu muốn đổi một thư mục khác nữa.

Sao lưu dữ liệu file .pst trong Microsoft Exchange Server

Khi bạn sử dụng Outlook cùng với Microsoft Exchange Server, mặc định vị trí nhận thư là mailbox trong Exchange Server. Dữ liệu này về cơ bản đã được sao lưu từ máy chủ. Do đó, nếu muốn biết thêm thông tin về việc sao lưu bằng tay cho Exchange Server, bạn có thể liên hệ với người quản trị Exchange Server của công ty.

Nếu sử dụng Outloook cùng với Exchange Server, bạn có thể chọn để có thông tin lưu trữ Outlook trên Exchange Server hoặc trong một thiết lập file .pst trên ổ cứng. Sử dụng các bước sau để xác định vị trí Outlook lưu trữ dữ liệu.

1. Trên menu Tools , kích Email Accounts

2. Kích vào View or Change Existing Email Accounts và kích Next .

3. Xác nhận tùy chọn Deliver new mail to the following location . Nếu tùy chọn có chứa từ "Mailbox" ở phía dưới tên email, Outlook sẽ lưu trữ dữ liệu trong các thư mục trên Exchange Server. Nếu trường có chứa từ Personal Folder hay một tên khác đã thiết lập trong file .pst, Outlook sẽ lưu trữ thư mới, các địa chỉ liên hệ, lịch hẹn… trong một file .pst trên ổ cứng.

Nếu dữ liệu của bạn được lưu trữ trong một file .pst trên ổ cứng và bạn muốn sao lưu dữ liệu này, hãy xem lại phần " Tạo một bản sao cho file .pst ".

More about

Registry Repair - "bảo bối" khi máy tính... lề mề

Người đăng: share-nhungdieuhay on Chủ Nhật, 11 tháng 3, 2012

Máy tính càng sử dụng lâu, càng cài đặt nhiều phần mềm thì càng chậm chạp và thường xuất hiện những lỗi khó hiểu... Nếu bạn gặp trường hợp này thì đã đến lúc bạn phải nhờ đến Registry Repair "ra tay" rồi đó.

Registry Repair - đúng như cái tên của nó - sẽ giúp bạn sửa chữa các lỗi trong registry nhằm làm máy tính chạy ổn định hơn, không còn bị phát sinh những trục trặc ngoài ý muốn.

Chương trình có giao diện đơn giản và rất dễ sử dụng. Tại khung Select the sections to scan, bạn chọn các thành phần sẽ quét trong Registry, tốt nhất là đánh dấu chọn My Computer để quét toàn bộ hệ thống. Tại khung Tasks, bạn nhấn chọn mục Scan registry for problems. Chương trình sẽ bắt đầu quét và khi quét xong, nó sẽ thông báo cho bạn biết có bao nhiêu lỗi trong registry. Bạn nhấn nút Repair để sửa toàn bộ các lỗi này.

Tuy nhiên, như bạn đã biết, registry là một thành phần vô cùng nhạy cảm của Windows, do đó chương trình đã cẩn thận sao lưu lại registry trước khi sửa chữa. Nếu sau này lỡ hệ thống có trục trặc gì do những thay đổi này, bạn có thể chọn mục Restore previous repairs để phục hồi lại trạng thái cũ trước khi sửa chữa.

 

Ngoài ra chương trình còn cung cấp các công cụ trong menu Tools như: StartUp Manager (giúp quản lý các chương trình khởi động cùng Windows), Uninstall Manager (gỡ bỏ các chương trình đã cài đặt trên hệ thống).

Registry Repair 1.5 là phần mềm thương mại của GlarySoft, tương thích với Windows 98 trở lên. Bạn có thể tải bản dùng thử tại website http://www.glarysoft.com (dung lượng 1,63 MB) hay tìm mua trên các đĩa CD Software tổng hợp, có bán ngoài thị trường.

More about

Sao lưu dữ liệu bằng Nero BackItUp 7

Người đăng: share-nhungdieuhay on Thứ Bảy, 10 tháng 3, 2012

Để sao lưu dữ liệu bằng Nero BackltUp7, bạn hãy thực hiện theo 4 bước.

1- Thiết lập menu ngữ cảnh:

Trước hết để có thể tạo menu ngữ cảnh (context menu) cho Nero BackItUp, bạn cần làm theo các bước sau:

- Khởi động Nero BackItUp từ Start Menu > All Programs > Nero 7 Premium > Data.

- Nhấn nút File > Preferences (hay sử dụng phím tắt Ctrl + Alt + F).

- Ở thẻ General, đánh dấu chọn "Enable Nero BackItUp in shell context menu".

- Nhấn OK để xác nhận thay đổi.

Sau khi thiết lập lựa chọn này, lúc nhấp chuột phải vào bất cứ thư mục (folder) hay tập tin (file) nào, bạn sẽ thấy lựa chọn "Nero BackItUp".

2- Bốn bước sao lưu dữ liệu:

Bước 1: - Bạn có thể chọn nhiều thư mục/tập tin cần sao lưu trong cửa sổ Windows Explorer bằng cách giữ phím Ctrl và nhấp chuột trái.

- Nhấp chuột phải và chọn Nero BackItUp > Backup selected files or folders (nếu đây là lần đầu tiên bạn thực hiện công việc sao lưu) hoặc chọn Add to current project (nếu bạn đang thực hiện dang dở quá trình sao lưu).

Bước 2: - Trong cửa sổ làm việc Nero BackItUp, bạn nhấn nút Start Backup để bắt đầu quá trình sao lưu.

Bước 3: - Trình thuật sĩ Wizard hiện ra và yêu cầu bạn thiết lập thông số cơ bản để tiến hành quá trình sao lưu tài liệu vào đĩa CD/DVD.

- Ở hộp thoại Target, bạn lựa chọn đầu ghi đĩa sao cho phù hợp với công việc.

- Ở hộp thoại Backup Type, bạn nên chọn Full Backup để có thể sao lưu toàn bộ tập tin có trong thư mục.

- Điền tên cho quá trình sao lưu này trong hộp thoại Backup name. Ngoài ra, bạn còn có thể tạo chú thích cho từng quá trình sao lưu bằng cách nhấn nút "Add Comment" và điền vào thông tin cần thiết để không bị nhầm lẫn với các lần sao lưu khác.

- Nhấn Next.

Bước 4: - Cửa sổ thuật sĩ Completing the Backup Wizard sẽ thông báo cho bạn biết các thiết lập cơ bản của quá trình ghi đĩa, dung lượng và số lượng tập tin sẽ được ghi. Đối với các thông số thiết lập như: File Filters, Virus Scan, Compression, Encryption, Verification, Shadow Copy, bạn nên để chế độ mặc định vì đây là thiết lập tối ưu nhất của Nero 7. Tuy nhiên, để kích hoạt 2 lựa chọn: Virus Scan và Encryption, bạn phải thiết lập trong Backup Setting (xem thêm phần "Thông số thiết lập nâng cao" ở bên dưới).

- Nhấn nút Backup.

- Trong trường hợp bạn chưa bỏ đĩa CD/DVD trắng vào ổ đĩa, chương trình sẽ hiện ra một cửa sổ mới yêu cầu bạn cho đĩa vào. Nếu đĩa CD-RW/DVD-RW của bạn có sẵn dữ liệu, chương trình sẽ yêu cầu bạn xóa toàn bộ dữ liệu có trên đĩa.

- Nhấn OK để hoàn tất quá trình ghi đĩa.

Một số thiết lập nâng cao cho Nero BackItUp

Như đã được nhắc đến ở phần trên, bạn có thể kích hoạt thiết lập quét virus (Virus Scan) và mã hóa dữ liệu (Encryption) như sau:

- Nhấn nút File > Preferences (hay sử dụng phím tắt Ctrl+Alt+F).

- Di chuyển đến thẻ Backup và đánh dấu hai lựa chọn "Do a virus check before backup" và "Encrypt data before backup".

- Nhấn OK và đặt tên cho quá trình thay đổi trên.

Một khi bạn đã chọn lựa chọn nén dữ liệu, quá trình ghi đĩa sẽ diễn ra lâu hơn khi không nén.

Trong thẻ Backup trên, bạn có thể thiết lập thông số nén cho quá trình khi đĩa bằng cách nhấn nút Compression Settings và kéo thanh trượt trong cửa sổ "Set level of compression" với các mức nén "Low/Fast - Normal - High/Slow" tùy vào mục đích sử dụng.

Nhấn OK để xác nhận.

More about

Thu và nghe tập tin âm thanh chất lượng cao

Người đăng: share-nhungdieuhay

Bài viết sẽ hướng dẫn dùng các phần mềm thu nhạc chất lượng cao, giúp bạn có được trải nghiệm nghe nhạc tốt hơn so với nhạc nén MP3 phổ biến hiện nay.

Các định dạng tập tin âm thanh kỹ thuật số phổ biến nhất gồm MP3 và ACC dùng phương pháp nén làm mất dữ liệu (lossy compression). Theo phương pháp này, âm thanh được phân tích thành các dải tần số cho mỗi khoảng thời gian. Theo mô hình hệ thống thính giác con người, các dải tần số được cho là không nghe được do có các tần số lớn hơn đều bị bỏ đi hay được mã hóa với số bit ít hơn.

Kết quả của phương pháp nén làm mất dữ liệu là tập tin có kích thước nhỏ hơn nhiều, nhưng chất lượng bị giảm. Nhiều người trong chúng ta không để ý đến sự khác biệt này khi nghe nhạc trên máy nghe nhạc di động qua tai nghe nhỏ, có thể vì tiếng xe cộ ồn ào, nhưng dứt khoát là có sự khác biệt– nhất là khi ở tỷ lệ nén cao hơn được các bộ mã hóa (codec) này hỗ trợ.

Khi định dạng MP3 được phát triển hơn 20 năm trước, giá của thiết bị lưu trữ rất cao và máy tính cá nhân nào có đĩa cứng 540MB là lớn lắm rồi – dung lượng này nhỏ hơn 2.000 lần so với dung lượng 1TB phổ biến ngày nay. Do tập tin MP3 thường chỉ nhỏ hơn 11 lần so với tập tin chưa nén, ngày nay chúng ta có thể lưu nhiều tập tin âm thanh chưa nén hơn. Chúng ta cũng có các định dạng âm thanh dùng phương pháp nén không mất dữ liệu (lossless compression) để dùng, phương pháp này chỉ giảm chút ít kích thước tập tin mà không ảnh hưởng đến chất lượng.

Có thể sẽ dễ dàng cho chúng ta để tiếp tục dùng định dạng MP3 khi chép lại các bản nhạc từ đĩa CD, nhưng để chuyển sang âm thanh chưa nén thì chỉ cần thay đổi một thiết lập duy nhất mà thôi. Quá trình chép lại mất ít thời gian hơn để thực hiện, vì không cần phải thực hiện quy trình nén, mặc dù bạn không thể lưu trữ được nhiều tập tin trong dung lượng tương đương. Nếu bạn chọn dùng phương pháp nén không mất dữ liệu cho máy nghe nhạc di động, bạn vẫn sẽ có thể lưu được khoảng 600 bài nhạc trên một thiết bị có dung lượng 8GB.

Sau đây, chúng ta sẽ bàn về cách thực hiện thu và phát các bản nhạc được nén một phần nhỏ hay không nén tí nào.

Các định dạng âm thanh hiện có

Định dạng âm thanh không nén phổ biến nhất là Waveform Audio, thường đơn giản gọi là WAV. Do chỉ dùng một lượng bit khiêm tốn và tần số tiêu biểu, chất lượng của định dạng này không có gì vượt trội hơn được vì không có thông tin nào bị loại bỏ. Các định dạng khác có thể hơn định dạng WAV chỉ bằng cách đạt cùng chất lượng và giảm kích thước tập tin.

Định dạng âm thanh nén phổ biến nhất là MP3. Định dạng này có nhiều tùy chọn tốc độ dữ liệu, từ 8kbps đến 320kbps. Chẳng hạn, với tốc độ chuyển đổi 44,1kHz và độ sâu 16-bit của đĩa CD âm thanh, kích thước tập tin sẽ được giảm xuống 4 - 176 lần. Tuy nhiên, vì được nén làm mất dữ liệu nên chất lượng không tốt bằng âm thanh không nén, nhất là với tốc độ truyền dữ liệu thấp hơn.

AAC là một định dạng nén có mất dữ liệu tương tự, dù có kích thước tập tin khoảng 2/3 kích thước tập tin MP3 cùng chất lượng.

Hai định dạng dùng phương pháp nén không mất dữ liệu phổ biến nhất và nghe hay như định dạng WAV là FLAC (Free Lossless Audio Codec) và ALAC (Apple Lossless Audio Codec). Các yếu tố quan trọng đối với chất lượng âm thanh là tốc độ chuyển đổi (sampling rate) và độ sâu bit (bit-depth).

Các tập tin được chép từ CD được ấn định ở tốc độ 44,1kHz và 16-bit, nhưng khi chọn nhạc để tải xuống bạn nên chọn tốc độ chất lượng cao hơn (như 48kHz, 96kHZ hay 192kHz với 20-bit hay 24-bit). Các định dạng WAV, FLAC và ALAC đều có hỗ trợ trên 44,1kHz/16-bit.

Phần cứng chất lượng cao

Trong nhiều năm nay, những người ưa chuộng hệ thống âm thanh trung thực Hi-Fi cho rằng thành phần nào trong khâu phát lại ra đời càng sớm thì càng quan trọng, nghĩa là máy chơi đĩa CD hay ổ đĩa quang quan trọng hơn bộ tăng âm (amplifier) hay card âm thanh, và bộ tăng âm hay card âm thanh lại quan trọng hơn cặp loa.

Trên cơ sở này, nếu bạn muốn cải thiện chất lượng âm thanh của bài nhạc phát lại từ máy tính cá nhân, việc trước tiên là phải chuyển định dạng từ nén có mất dữ liệu sang nén không mất dữ liệu. Dù chúng ta có chấp nhận việc này là vô cùng quan trọng, chúng ta cũng sẽ sai khi cho rằng phần cứng là không quan trọng. Thực vậy, nếu bạn nâng cấp các phần cứng âm thanh rẻ tiền có sẵn trong hầu hết máy tính thì bạn sẽ thấy âm thanh được cải thiện và có chất lượng tốt hơn.

Cách tốt nhất để nghe âm thanh chất lượng cao là cho âm thanh từ máy tính đi qua hệ thống Hi-Fi chất lượng cao, lấy tín hiệu ra từ yếu tố càng sớm càng tốt trong khâu phát lại.

Tuy nhiên, nếu bạn thật sự muốn nghe nhạc trên máy tính, nâng cấp dễ nhất và rẻ nhất bạn có thể thực hiện là mua một bộ loa có chất lượng tốt hơn. Đừng quên card âm thanh (hay bộ chipset) và bộ tăng âm dùng kèm; bạn cũng nên nâng cấp lên bộ tiếp hợp âm thanh ngoài.

Cách chép tập tin âm thanh theo định dạng nén không mất dữ liệu

Bước 1: Dù định dạng tập tin có tương thích hay không là tùy thuộc vào phần mềm phát lại mà bạn dùng, phần cứng âm thanh có thể giới hạn tốc độ chuyển đổi. Bạn hãy tải các tập tin thử nghiệm tương ứng từ trang web này để tìm hiểu xem phần cứng của bạn có thể phát âm thanh 24-bit ở tốc độ 96kHz và 192kHz hay không.

Bước 2: Các tập tin thử nghiệm này có định dạng FLAC, không được Windows Media Player (WMP) hỗ trợ. Bạn hãy tải và cài đặt trình VLC Media Player . Thử nghe các tập tin thử nghiệm này. Nếu không phát lại được 1 hay cả 2 tập tin, bạn sẽ phải dùng tốc độ chuyển đổi thấp hơn (nhưng vẫn dùng được phương pháp nén không mất dữ liệu) hay phải nâng cấp phần cứng.

Bước 3: Bây giờ bạn có thể phát các tập tin FLAC được rồi, nhưng chỉ trong VLC. Nếu thích dùng WMP, bạn hãy tải xuống và cài đặt các bộ lọc Direct Show hay bộ mã hóa K-Lite Codec . Khởi động WMP và mở các tập tin mẫu. Giờ bạn có thể nghe tập tin FLAC bằng WMP và nhiều định dạng âm thanh khác.

Bước 4: Nên nhớ là các tập tin FLAC sẽ không hiển thị trong thư viện của WMP. Để chỉnh lại, hãy cài đặt bản nâng cấp mới nhất. Kết quả sẽ khác nhau trên vài máy tính. Nếu tập tin FLAC vẫn không xuất hiện trong thư viện, hãy xóa hết các mục trong thư viện (chứ đừng xóa các tập tin) và để WMP làm lại danh mục.

Bước 5: Nếu WMP vẫn không chịu đưa các tập tin mới vào thư viện, có thể thư viện đã bị lỗi. Việc này có thể giải quyết bằng cách dùng trình sửa lỗi tương ứng. Gõ Troubleshooting vào hộp tìm kiếm Search của trình đơn Start và chọn 'Troubleshooting'. Chọn View All, rồi chọn 'Windows Media Player Library'. Thực hiện theo hướng dẫn.

Bước 6: Giờ bạn đã có thể nghe tập tin FLAC bằng WMP hay VLC. Tuy nhiên, có thể bạn chỉ có 2 tập tin thử nghiệm là ở định dạng FLAC. Cửa hàng tải MP3 của bạn có thể có định dạng FLAC, nhưng cũng có các trang web khác chuyên cung cấp âm thanh độ bit cao, nén không mất dữ liệu. Hãy tham khảo các trang như hdtracks.com và 7digital.com .

Bước 7: Hiện vẫn còn khá ít các tập tin FLAC để tải, nhưng bạn có thể chép CD bằng định dạng này. Bạn sẽ bị hạn chế do độ sâu 16-bit và tốc độ chuyển đổi 44,1kHz của CD. Nhưng dùng FLAC thay vì MP3, bạn sẽ giữ lại được chất lượng âm thanh của CD. Trong WMP, bạn chọn Tools, Options, rồi chọn WAV (không mất dữ liệu) dưới Format trong thẻ Rip Music.

Bước 8: Chép nhạc từ CD theo cùng cách như bạn đang lưu bằng định dạng Windows Media Audio (WMA). Nếu bạn đang tạo các bản sao chép mới với chất lượng cao hơn các bản nhạc mà bạn đã chép trước đây bằng định dạng khác, thì việc thực hiện sẽ đơn giản hơn nếu bạn chép chúng vào một thư mục khác.

Bước 9: Các tập tin WAV của bạn giờ có thể phát lại được trong WMP theo cùng cách như các tập tin MP3 hay WMA, và hy vọng bạn sẽ thấy chất lượng âm thanh được cải thiện. Tuy nhiên, nếu bạn cố tìm ra sự khác biệt, có thể là phần cứng âm thanh của bạn chưa đạt để thực hiện.

Bước 10: Trước khi tiếp tục, bạn hãy xem các tập tin WAV của bạn trong Windows Explorer. Bạn sẽ thấy chúng có dung lượng rất lớn. Trong khi tập tin MP3 thường có dung lượng 2 - 4MB tùy theo thời lượng và tỷ lệ bit, thì các bản nhạc WAV thường có dung lượng khoảng 40MB. Nếu thích lưu trữ các tập tin lớn như thế, bạn hãy chuyển sang bước 14 để được hướng dẫn cách ghi âm thanh nén không mất dữ liệu của chính bạn.

Bước 11: Tập tin FLAC thường có kích thước khoảng 50% so với tập tin WAV cùng tốc độ chuyển đổi, nhưng âm thanh nghe cũng tốt bằng. Nếu bạn muốn tiết kiệm dung lượng, hãy chuyển đổi tập tin WAV sang FLAC. Hãy tải và giải nén trình chuyển đổi âm thanh FlicFlac . Không cần phải cài đặt chương trình này, bạn chỉ cần nhấp đôi FlicFlac để kích hoạt.

Bước 12: Trong FlicFlac, hãy nhớ nhấn nút 'to FLAC' và chọn 'Delete input file'. Nhấp trong vùng có chữ 'Select or Drop Files'. Khi cửa sổ 'Select a file to convert' xuất hiện, chọn tập tin nào bạn muốn chuyển đổi. Bạn nên chuyển đổi nhiều tập tin hay cả album cùng một lúc.

Bước 13: Sau khi chuyển đổi xong từ WAV sang FLAC, có thể các tập tin của bạn sẽ bị mất thông tin về ca sĩ và ảnh của album. Nếu vậy, nhấp chuột phải vào album trong thư viện của WMP và chọn "Find album info'. Nếu nó không tự động tìm ra được, bạn hãy gõ tên của album khi hộp Search xuất hiện và chọn nó từ kết quả.

Bước 14: Trình ghi âm Sound Recorder của Windows cho phép bạn ghi âm thanh chất lượng cao từ micro. Nhấn Start -> Control Panel -> Sound, chọn thẻ Recording và chọn Microphone và nhấn nút Properties, sau đó chọn tốc độ chuyển đổi trong thẻ Advanced. Sau khi thu âm, hãy chuyển đổi tập tin WAV sang định dạng FLAC.

Nguồn:  Techworld

More about

Khóa ứng dụng, bảo vệ sự riêng tư trên thiết bị Android

Người đăng: share-nhungdieuhay on Thứ Sáu, 9 tháng 3, 2012

App Lock cho phép bạn khóa từng ứng dụng cụ thể, tránh những con mắt dòm ngó thông tin riêng tư trên thiết bị Android của bạn.

Ứng dụng được cung cấp miễn phí  trên Android Market , tương thích Android 1.6 trở lên.

Có thể bạn không thích khóa điện thoại, vì cảm thấy bất tiện trong việc nhập mật khẩu mỗi lần sử dụng, với App Lock bạn vẫn có thể bảo vệ tính riêng tư bằng cách khóa một số ứng dụng riêng lẻ. Hơn thế, ứng dụng còn có thêm tùy chọn tạo một mẫu vẽ bảo mật bằng tay, tăng cường bảo mật cho bất kỳ ứng dụng nào bạn muốn. Việc cài đặt và sử dụng hết sức đơn giản.

Bước 1: Kết nối thiết bị Android của bạn với Internet qua Wi-Fi hoặc 3G. Bây giờ bạn hãy tìm biểu tượng Market Android trên thiết bị, và khởi chạy ứng dụng này. Khi ứng dụng nạp xong, bạn gõ vào mục tìm kiếm, tên ứng dụng "App Lock". Trong danh sách ứng dụng hiện ra, chọn đúng tên ứng dụng vừa tìm và cài đặt.

Gõ "app lock" vào ô tìm kiếm, xuất hiện các ứng dụng đề nghị trong Android Market.

Bước 2: Khởi chạy ứng dụng sau khi quá trình cài đặt hoàn thành. Khi được khởi động lần đầu tiên, ứng dụng sẽ đưa ra tùy chọn đặt mật khẩu và câu hỏi bảo mật cho tất cả những ứng dụng có trên thiết bị Android.

Màn hình giao diện ứng dụng App Lock khi được kích hoạt lần đầu.

Bước 3: Sau khi thiết lập mật khẩu và câu hỏi bảo mật, giao diện chính của ứng dụng App Lock xuất hiện trên màn hình thiết bị Android (mặc định tất cả những ứng dụng trên thiết bị Android đều chưa được bảo vệ bằng mật khẩu), bạn chỉ việc chỉ định ứng dụng nào sẽ được bảo mật).

Chọn những ứng dụng bạn muốn bảo mật bằng App Lock. Những ứng dụng đã được chọn ở đây là: "Bộ sưu tập", "Danh bạ" và "Email".

Bước 4: Cũng là điểm nhấn của ứng dụng này, thiết lập tự bảo vệ cho chính ứng dụng, tránh việc ai đó cố tình gỡ bỏ ứng dụng App Lock ra khỏi hệ thống Android nhằm vô hiệu việc bảo vệ ứng dụng khác của App Lock.

Thiết lập App Lock tự bảo vệ chính mình.

Bước 5: Ngoài ra bạn có thể chọn Unlock Setting, để có thêm sự lựa chọn bảo mật ứng dụng bằng một mẫu vẽ tay. Nếu chọn, Unlock Setting sẽ xuất hiện như hình dưới và chọn Pattern Lock, để thiết lập mẫu vẽ tay.

Tăng cường bảo mật với mẫu vẽ tay.

Đến đây phần thiết lập đã hoàn chỉnh, thoát khỏi ứng dụng và xem hiệu quả.

Hệ thống yêu cầu nhập mật khẩu mỗi khi ai đó khởi chạy ứng dụng đã được bảo vệ.

Nguồn:  Cnet

More about

Chia sẻ kết nối Internet từ laptop

Người đăng: share-nhungdieuhay on Thứ Năm, 8 tháng 3, 2012

Bạn chỉ có một kết nối Internet vào laptop bằng cáp? Bạn có thể thiết lập laptop thành điểm phát sóng Internet không dây cho các thiết bị khác theo cách sau.

Kiểm tra lại và chắc rằng laptop đang được kết nối Internet bằng cáp, và đã thông Internet. Bây giờ từ giao diện Windows 7, bạn khởi chạy trình duyệt Internet (Internet Explorer, Mozila Firefox).

Gõ vào địa chỉ http://java.com/en/download/installed.jsp  rồi nhấn Enter để biết được rằng laptop đã được cài đặt Java chưa, nếu chưa, làm theo hướng dẫn của trình duyệt web để download và cài đặt Java lên laptop, khi cài đặt Java thành công, trình duyệt web sẽ thông báo cho bạn biết. Tiếp đến bạn gõ vào trình duyệt web địa chỉ sau www.virtualaccesspoint.com  rồi nhấn Enter, một bảng thông báo xuất hiện và yêu cầu bạn cho phép được khởi chạy, đánh dấu check vào mục Always trust content from this publisher rồi chọn Run

Hình 1: Ảnh chụp màn hình hộp thoại thông báo cho ứng dụng được khởi chạy.

Khi bạn cho phép ứng dụng khởi chạy, lúc này trên giao diện trình duyệt web xuất hiện mục để bạn đặt tên (SSID) điểm phát sóng Internet, và đặt mật khẩu bảo mật cho điểm phát sóng này (Key), rồi chọn Turn On Soft AP. Đến đây trình duyệt web sẽ thông báo cho bạn biết một điểm truy cập internet ảo vừa được bạn tạo ra thành công

Hình 2: Ảnh chụp màn hình tạo điểm truy cập internet

Lúc này bạn nên kiểm tra thông số và trạng thái của điểm phát internet không dây, do bạn tạo ra, nhấn chuột phải vào biểu tượng kết nối internet, dưới khay hệ thống, chọn mục Open Network and Sharing Center , Windows 7 sẽ mở ra một cửa sổ hiển thị thông tin vể điểm truy cập internet ảo bạn tạo ra, để ý SSID ( tên mạng do bạn đặt ) , tránh trường hợp chọn xai, rồi chọn tiếp Wireless Network Connection 2

Hình 3: Ảnh chụp màn hình điểm truy cập Iternet do bạn khởi tạo.

Lúc này tùy chọn của mục Wireless Network Connection 2 xuất hiện hộp thoại tùy chỉnh của chính nó, bạn chọn tiếp Properties:

Hình 4: Ảnh chụp màn hình tùy chỉnh và cấu hình của Wireless Network Connection 2.

Sau đó bạn chọn thẻ Sharing, và chú ý đến tên của tùy chọn Home networking connection, click vào danh sách sổ xuống và chọn Local Area Connection, rồi click chọn OK và thoát hoàn toàn tùy chọn cài đặt và tinh chỉnh của mục này. Vậy là thiết lập và tạo một điểm truy cập Internet không dây đã hoàn tất. Lúc này bạn có thể dùng Smartphone hay tablet để dò tìm một điểm truy cập Internet không dây và kết nối với Internet thông qua laptop của bạn được rồi.

Hình 5: Ảnh chụp màn hình tùy chỉnh và cấu hình của Wireless Network Connection 2 và tùy chọn sharing.

Nguồn:  Cnet

More about

Tạo chữ ký số trên thiết bị Android

Người đăng: share-nhungdieuhay on Thứ Tư, 7 tháng 3, 2012

Với ứng dụng SignNow -Sign & Fill Documents, bạn có thể tạo chữ ký và ký trực tiếp vào những tập tin (văn bản, hình ảnh, file pdf…) của mình ở bất kể nơi đâu.

Bạn không phải lo lắng khi duyệt những văn bản, file pdf, hình ảnh kể cả email cần sử dụng chữ ký của chính bạn. Điều này đã được giải quyết một cách triệt để nhờ vào ứng dụng SignNow -Sign & Fill Documents (Android 2.2 trở lên) được cung cấp miễn phí trên Android Market.

Bước 1: Cho phép thiết bị Android của bạn kết nối với Internet (qua Wi-Fi hay 3G), sau đó tìm biểu tượng Market trên thiết bị Android và khởi chạy ứng dụng đi chợ này. Tại mục tìm kiếm trên Market Android bạn gõ vào tên ứng dụng SignNow - Sign & Fill Documents, trong danh sách hiển thị, chọn ứng dụng vừa tìm, download và cài đặt ứng dụng vào thiết bị Android.

Hình 1: Ảnh chụp màn hình tìm kiếm ứng dụng trên Android Market.

Bước 2 : Tìm ứng dụng vừa được cài đặt vào thiết bị Android và khởi chạy ứng dụng, lúc này giao diện của ứng dụng đã xuất hiện trên màn hình thiết bị, rồi bạn chọn mục Tap above to open and sign document.

Hình 2 : Ảnh chụp màn hình – giao diện ứng dụng khi khởi chạy.

Bước 3: Khi mục Tap above to open and sign document được chọn, ứng dụng sẽ thông báo cho bạn, nơi lưu trữ tập tin cần được ký tên hoặc điền thêm thông tin vào tập tin.

Hình 3: ảnh chụp màn hình – chọn Open Sample mở file mẫu có sẵn.

Bước 4: Lúc này bạn đã có file mẫu, xuất hiện trên màn hình thiết bị Android cho phép bạn tự tạo, chữ ký cá nhân của riêng mình bằng cách chọn mục Signature.

Hình 4: Ành chụp màn hình- file mẫu có sẵn và tạo chữ kí cá nhân.

Bước 5 : Tùy chọn tạo chữ ký xuất hiện và cho phép bạn dùng ngón tay để tạo chữ ký rồi chèn vào văn bản, bạn có thể tạo nhiều chữ ký và ghi chú khác nhau để điền thêm thông tin vào văn bản, rồi chọn OK để đưa chữ ký vào tập tin.

Hình 5: Ành chụp màn hình- giao diện cho phép bạn tạo chữ ký.

Bước 6: Bây giờ bạn có thể đặt chữ ký và ghi chú của mình tạo ra vào bất kỳ nơi đâu trên văn bản, chú ý thanh tùy chọn kích thước của chữ ký cho phép bạn tăng giảm kích thước chữ ký. Sau đó chọn ok.

Hình 6: Ảnh chụp màn hình – chữ kí đã được tạo và đặt trên văn bản.

Cuối cùng bạn chỉ việc lưu lại tập tin hoặc tùy chọn   gửi mail cho tập tin vừa được ký.

Hình 7: Ảnh chụp màn hình- lưu tập tin hoặc gửi mail.

Nguồn:  addictivetips

More about

Ghi chú trực tiếp trên trình duyệt Google Chrome

Người đăng: share-nhungdieuhay on Thứ Ba, 6 tháng 3, 2012

Bạn thường quên những công việc quan trọng vì bận làm việc trực tuyến? Page Stickies, một plug-in của trình duyệt Chrome, cho phép bạn tạo ghi chú đầy màu sắc trên trang web...

Trước tiên, bạn mở trình duyệt Chrome, nhập vào địa chỉ https://chrome.google.com/webstore/detail/mmakgnpnjinfdglkfgbolcgpeiomdhop?utm_source=chrome-ntp-icon  rồi nhấn Enter . Sau đó bạn chọn Add to Chrome để download và cài đặt plug-in Page Stickies, làm theo hướng dẫn của trình duyệt để hoàn tất việc download và cài đặt plug-in.

Hình 1: chọn Add to Chrome để cài đặt plug-in

Khi cài đặt plug-in thành công, bạn sẽ nhận được thông báo yêu cầu khởi động lại trình duyệt và đăng nhập bằng tài khoản Gmail trên Chrome để chấp nhận một số yêu cầu của plug-in. Bạn làm theo hướng dẫn của Chrome để plug-in ghi chú trên trang web có thể hoạt động.

Hình 2: Chọn biểu tượng 4 ô màu ở góc phải phía trên trình duyệt để tạo ghi chú trên trang web.

Bây giờ với những công việc online, và muốn chú thích lại bất kỳ thông tin nào, bạn chỉ việc dùng Page Stickies để tạo ghi chú và dán trực tiếp trong trang web, không giới hạn số lượng "giấy" ghi chú được tạo ra trên trang web.

Nguồn:  addictivetips

More about

Cách mới để rũ bỏ giao diện Timeline trên Facebook

Người đăng: share-nhungdieuhay on Thứ Hai, 5 tháng 3, 2012

Timeline-Remove, một tiện ích bổ sung đơn giản và khá hiệu quả trong việc giúp người dùng khỏi phải nhìn thấy giao diện Timeline rối rắm.

- Bước 1: Truy cập vào http://www.timelineremove.com/

- Bước 2: Tải tiện ích bổ sung (add-on) cho trình duyệt mà bạn đang sử dụng. Hiện tại đã add-on cho 3 trình duyệt phổ biến nhất hiện nay là Firefox, Chrome và Internet Explorer.

- Bước 3: Refresh hoặc khởi động lại trình duyệt, vào Facebook để thấy trang Facebook của mình đã trở lại thông thoáng như xưa.

Giao diện timeline

Sau khi sử dụng Timeline-Remove

Lưu ý:

- Timeline-Remove không hoàn toàn đưa profile của bạn trở lại như cũ mà chỉ có tác dụng với "thị giác". Có nghĩa là chỉ có bạn hoặc những người có cài đặt add-on này mới thấy được giao diện cũ của Facebook

- Người dùng không cài Timeline-Remove sẽ vẫn nhìn thấy giao diện Timeline.

- Với trình duyệt Chrome, Timeline-Remove xuất hiện hẳn một nút kế bên thanh địa chỉ, cho phép bạn tắt - mở Timeline-Remove bất kỳ lúc nào.

More about

Sử dụng phím tắt trong Yahoo mail và Gmail

Người đăng: share-nhungdieuhay on Chủ Nhật, 4 tháng 3, 2012

Bài viết giới thiệu cách tiết kiệm thời gian, và nhanh chóng thực thi tác vụ của Email bằng phím tắt trong Yahoo mail và Gmail.

Bạn có thói quen làm việc trên máy tính từ bàn phím và ít khi phải phụ thuộc quá nhiều vào chuột. Vài tip sau cũng sẽ giúp bạn trong việc thao tác với hộp mail của mình ( Yahoo mail, Gmail )

Dưới đây là danh sách của một số phím tắt hữu ích trong Gmail

c : compose new message

r : reply

a : reply all

f : forward

Shift + r : reply in new window

Shift + a : reply all in new window

Shift + f : forward in a new window

e : archive

y : remove label

# : move to trash

! : report spam

+ : mark important

- : mark unimportant

/ : search

s : toggle star

z : undo last action

n : view next message

p : view previous message

? : show keyboard shortcuts

Jumping

g then i : go to inbox

g then t : go to sent messages

g then d : go to drafts

g then a : go to all mail

g then s : go to starred e-mail

g then l: go to label

g then c : go to contacts

g then k : go to tasks

E-mail selections

then a : select all e-mail

then n : deselect all e-mail

then r : select read e-mail

then u : select unread e-mail

then s : select starred e-mail

then t : select unstarred e-mail

Danh sách của một số phím tắt trong Yahoo mail

N : compose new e-mail

Ctrl+Enter : send e-mail

R : reply

A : reply all

F : forward e-mail

K : mark as read

Shift+K : mark as unread

L : flag e-mail

Shift+L : clear flag

Delete : delete e-mail

M : check e-mail (go to inbox)

Ctrl+ ] : move to next tab

Ctrl+ [ : move to previous tab

Ctrl+S : save as draft

S : search

? : display keyboard shortcuts.

Nguồn:  Cnet

More about

Loại bỏ sự theo dõi của Google

Người đăng: share-nhungdieuhay on Thứ Bảy, 3 tháng 3, 2012

1/3/2012 là ngày chính sách bảo mật mới của Google có hiệu lực. Điều đó có nghĩa là Google sẽ chia sẻ thông tin lướt web và các lệnh tìm kiếm của bạn cho tất cả các dịch vụ khác của Google mà bạn sử dụng.

Bạn có biết Google đang theo dõi các hoạt động trên web của bạn? Nếu bạn có một tài khoản Google (chẳng hạn Gmail) và thường lướt web trong lúc đăng nhập, có lẽ bạn không hề biết rằng, mặc định Google sẽ ghi lại những gì bạn tìm kiếm trên web, những site mà bạn truy cập. Các dữ liệu này trước đây nằm riêng biệt trong mỗi sản phẩm, dịch vụ của Google, nhưng từ 1/3 tới, chúng sẽ được kết hợp với nhau trên tất cả các dịch vụ mà bạn sử dụng, theo chính sách mới của Google.

Nếu muốn ngăn chặn Google kết hợp các dữ liệu (có thể chứa thông tin nhạy cảm) mà nó thu được từ các tài khoản như YouTube hay Google+ của bạn, bạn có thể gỡ bỏ lịch sử duyệt web và ngăn chặn tính năng này thu thập các thông tin tương tự trong tương lai.

Để thực hiện, bạn khởi chạy trình duyệt web (Internet Explorer, Mozilia Firefox…) sau đó gõ vào dòng lệnh Search Web History trên thanh URL rồi nhấn Enter và chọn như hình dưới.

Hình 1: Gõ dòng lệnh Search Web History rồi chọn Web History.

Lúc này trình duyệt web sẽ nhắc nhở bạn, đăng nhập vào tài khoản Google (Gmail) sau đó sẽ hiển thị như hình dưới. Đến lúc này, bạn đã nhìn thấy tất cả lịch sử duyệt web của mình (gồm những trang web đã truy cập và các yêu cầu tìm kiếm). Bây giờ bạn chỉ việc chọn Remove all Web History, dữ liệu truy cập sẽ được gỡ bỏ, đồng thời tính năng lịch sử duyệt web cũng sẽ bị vô hiệu hóa.

Hình 2: chọn Remove all web history để Google không theo dõi được.

Sau này, nếu muốn Google tự động đồng bộ thông tin và hành vi của bạn giữa các dịch vụ của Google, bạn chỉ việc chọn lại Resume.

Hình 3: Chọn Resume khi muốn đồng bộ lại với những thiết bị sử dụng dịch vụ Google.

Nguồn:  Cnet

More about

Thao tác bằng phím tắt trên web Dropbox

Người đăng: share-nhungdieuhay on Thứ Sáu, 2 tháng 3, 2012

Nếu bạn đang truy cập các tập tin của bạn trên trang web Dropbox, chúng tôi sẽ chỉ cho bạn một số phím tắt trên bàn phím để việc thao tác với file trở nên dễ dàng hơn.

Với máy tính Windows, hay những thiết bị sử dụng các hệ điều hành khác nhau như (Android hoặc IOS…), dịch vụ lưu trữ đám mây Dropbox đã có các ứng dụng. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể cần phải sử dụng trang web của Dropbox để truy cập và quản lý các tập tin của bạn. Để tiết kiệm thời gian và chính xác trong thao tác quản lý tập tin, mẹo nhỏ thao tác bằng phím tắt sẽ giúp bạn.

a : select all files/select no files

n : deselect all files

c : copy selected files

m : move selected files

u : move up a directory level

p : select deleted files

i : invert selected files

d : show/hide deleted files

j : highlight next file

k : highlight previous file

spacebar : select highlighted file

o : open highlighted file

esc : hide popup window

/ : search

? : show keyboard shortcuts.

Nguồn:  Cnet

More about

Khắc phục lỗi cài đặt và cập nhật ứng dụng thiết bị Android

Người đăng: share-nhungdieuhay on Thứ Năm, 1 tháng 3, 2012

Bạn là người thích thiết bị Android, hay cài đặt, cập nhật phiên bản mới cho ứng dụng... Nếu thiết bị Android "đình công" cài đặt, bạn cần vài bước kiểm tra sau.

Bạn muốn cài thêm ứng dụng mới hoặc cài đặt các bản cập nhật ứng dụng nhưng bỗng nhiên xuất hiện thông báo, lỗi cài đặt: "Không thể cài đặt trên USB, SD card hoặc một số lỗi như 18 Unknow, bộ nhớ và thẻ SD card bị đầy". Lỗi này thường xảy ra khi bạn cài đặt hay cập nhật một ứng dụng, từ Internet hoặc Android Market.

Trong khi quá trình cài đặt hay cập nhật đang diễn ra thì bạn mất kết nối Internet. Một tập tin tạm xuất hiện và ghi lại quá trình lỗi này của bạn, có thể tập tin tạm này được lưu trữ trong bộ nhớ của thiết bị, hoặc trên thẻ nhớ mở rộng lưu trữ (SD card). Điều này đã gây ra một số lỗi như trên, rất dễ dàng để thiết bị Android "khỏe mạnh" lại.

Sửa lỗi tạm thời:

Bạn hãy di chuyển lần lượt từng ứng dụng này, vào bộ nhớ của thiết bị thiết bị Android. Có thể một số ứng dụng sau khi xảy ra lỗi sẽ không cập nhật được khi chúng nằm trên sd card. Sau đó tiến hành cài đặt hay cập cập nhật cho ứng dụng.

Sửa lỗi bằng cách kết nối thiết bị vào máy tính Windows:

Kết nối thiết bị Android với máy tính Windows (trên thiết bị Android chọn kết nối như là ổ đĩa USB) , tháo thẻ SD card ra khỏi thiết bị, gắn vào đầu đọc thẻ và kết nối với máy tính Windows.

Khởi chạy trình quản lý tập tin trên Windows (Windows Explorer), và chắc rằng trình quản lý tập tin trong Windows được phép hiển thị tập tin ẩn.

Sau đó bạn tìm những tên tập tin như smdl2tmp1.asec hoặc những tên tập tin từ folder /sdcard/.android_secure hay là /mnt/secure/asec/ xóa bỏ chúng. Vậy là thiết bị Android đã hoàn toàn bình thường và cho phép bạn cập nhật và cài đặt ứng dụng như lúc đầu.

Nguồn:  makeuseof

More about